DU LỊCH TÂM LINH DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH ĐỀN HẢI ĐỨC
Đền thờ HẢi ĐỨC. Thờ Lưỡng Quốc tứ Dương hầu. Phạm Tử Nghi (范子儀, 1509 -1551), con ông Phạm Hành (mất sớm), con bà Nguyễn Thị Bèo, (bà người huyện Nghi Dương, nay là Kiến Thụy). Phạm Tử Nghi tên húy là Thành, là tướng nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam, người giáp Tứ Dương, trang An Dương, huyện An Dương. Sang thời Mạc tách ra thành Niệm Xá (tức hương Niệm), tổng An Dương, sau đó đổi thành xã Vĩnh Niệm, tổng An Dương, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Vào đầu thời nhà Nguyễn thì phát triển thành 3 xã (làng): Niệm Nghĩa, Đôn Nghĩa và Vĩnh Niệm – nay là phần đất xã An Đồng, huyện An Dương, phường Niệm Nghĩa, phường Nghĩa Xá và phường Vĩnh Niệm thuộc quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Theo Văn hoá Yên Hưng - Lịch sử hình thành và phát triển (NXB Chính trị Quốc gia - 2008 do Lê Đồng Sơn chủ biên, trang 228), Phạm Tử Nghi, tên huý là Phạm Thành, tên chữ là Tử Nghi. Ông sinh ngày 2-2-1509 tại làng Nghĩa Xá, xã Vĩnh Niệm huyện An Dương, trấn Hải Dương (nay là phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, TP Hải Phòng). Nhờ có trí dũng hơn người, ông làm quan đến chức Tứ Dương Hầu của triều đình nhà Mạc. Theo các tài liệu lịch sử, năm 1546, vua Mạc là Mạc Phúc Hải chết, con trưởng là Mạc Phúc Nguyên lên nối ngôi. Vì vua còn nhỏ tuổi, Phạm Tử Nghi có chủ trương lập Mạc Chính Trung là con thứ của Mạc Đăng Dung nối ngôi nhưng các đại thần nhà Mạc không nghe. Phạm Tử Nghi bèn cùng với Mạc Văn Minh là cháu Mạc Đăng Dung đưa Mạc Chính Trung về Hoa Dương, huyện Ngự Thiên (nay thuộc Thái Bình) lập triều đình riêng. Quân nhà Mạc đã nhiều lần tấn công nhưng đều bị Phạm Tử Nghi đánh bại. Theo Văn hoá Yên Hưng - Di tích, văn bia, câu đối, đại tự (NXB Chính trị Quốc gia 2008, do Lê Đồng Sơn chủ biên, trang 371), về sau Phạm Tử Nghi đưa Mạc Chính Trung ra chiếm cứ vùng Yên Quảng (Quảng Ninh ngày nay) và đánh cả sang vùng Quảng Đông, Quảng Tây của nhà Minh. Minh sử quyển 321, tờ 29a - một sách lịch sử theo thể kỷ truyện do Trương Đình Ngọc biên soạn vào đời Thanh (Trung Quốc) chép rằng rằng: “Mạc Chính Trung đem gia thuộc chạy sang Khâm Châu quy phục nhà Minh, còn Tử Nghi thu tàn binh trốn ra Hải Đông”. Cũng Minh sử chép rằng năm 1547, Phạm Tử Nghi phao tin là Mạc Phúc Nguyên chết, phải đón Chính Trung về nối ngôi nên kéo quân sang Châu Khâm và Châu Liêm. Tổng đốc Quảng Đông sai quân phục đánh, bắt sống được em của Tử Nghi là Tử Lưu, đuổi Phạm Tử Nghi về tận Vân Đồn ở Hải Đông. Nhiều sách sử của ta như Hoàng Việt địa dư chí, Hải Dương toàn hạt tỉnh chí, v.v. cũng chép tương tự như thế. Về cái chết của Phạm Tử Nghi, Đại Việt sử ký toàn thư tập 4, trang 138 chép: “...Bấy giờ nhà Minh muốn đem quân sang, họ Mạc sợ lắm, mới sai kẻ tiểu tốt đi bắt được (Tử Nghi) chém đầu, sai đưa sang nước Minh. Đi đến đâu thường sinh ôn dịch, người và súc vật bị hại nên người Minh trả lại”. Đại Việt sử ký toàn thư chép năm ông mất là năm 1551. Còn trong ngọc phả Nam Hải đại vương (hiện lưu ở miếu Đôn Nghĩa, xã Vĩnh Niệm) thì ghi ông chết ngày 14-9 đời Mạc Diên Thành (1578-1585). Hàanh tin bai
anh tin bai
  • Từ khóa :
BẢN ĐỒ TP NINH BÌNH

Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập